Thứ Năm, 9 tháng 5, 2019

Người thông minh làm thế nào để hạnh phúc? - Tom Rath - Jim Harter


Người thông minh làm thế nào để hạnh phúc? - Tom Rath - Jim Harter ...

... CUỘC SỐNG AN KHANG, HẠNH PHÚC
ầu hết chúng ta thường nhầm lẫn hoặc mơ hồ trong việc xác định những thứ giúp ta có được cuộc sống an khang, hạnh phúc.
Trái với những gì nhiều người vẫn nghĩ, hạnh phúc không chỉ gói gọn trong niềm vui sướng hay sự giàu có, thành đạt, và chắc chắn càng không giới hạn ở sức khỏe thể chất và sự tráng kiện. Trên thực tế, việc tập trung đơn lẻ vào bất kỳ yếu tố nào nêu trên cũng sẽ khiến chúng ta cảm thấy thất vọng, hay thậm chí suy sụp.
Chúng ta dễ cuốn vào các kế hoạch hứa hẹn giúp ta kiếm được nhiều tiền, giảm cân, hoặc thắt chặt các mối quan hệ. Thế rồi trong nhiều tuần lễ tiếp theo, ta đổ dồn thời gian và công sức vào đấy, để rồi cuối cùng lại từ bỏ khi các kế hoạch ấy tự mâu thuẫn với các khía cạnh khác trong cuộc sống.
Nếu bạn từng mua sách, xem băng đĩa hoặc tham dự các lớp học có nội dung như vậy, ắt hẳn bạn sẽ nhận thấy việc tập trung hoàn toàn vào một khía cạnh đơn lẻ nào đó có thể phương hại đến sự an khang, hạnh phúc của bạn tới mức nào. Hãy nghĩ đến những người đã dành hết thời gian và sức lực cho công việc, để rồi phải trả giá bằng những mối quan hệ cá nhân. Có vẻ khá dễ dàng nếu bạn nhìn nhận những khía cạnh quan trọng trong cuộc sống như các yếu tố hoàn toàn độc lập và không liên quan gì với nhau. Song chúng lại không như thế - các khía cạnh ấy phụ thuộc lẫn nhau.
Hạnh phúc chính là sự kết hợp của cái tâm ta dành cho những việc mình làm mỗi ngày, chất lượng các mối quan hệ, sự đảm bảo về mặt tài chính, sự ổn định về sức khỏe và niềm tự hào khi được đóng góp cho cộng đồng. Quan trọng là cách mà năm yếu tố này tương tác lẫn nhau.
Điều làm cho cuộc sống trở nên đáng sống
Từ giữa thế kỷ 20, các nhà khoa học của Viện Thăm dò Dư luận Gallup đã khám phá ra các nhu cầu của một cuộc sống viên mãn. Gần đây, trong quá trình cộng tác với các nhà kinh tế học, tâm lý học và các nhà khoa học đầu ngành khác, chúng tôi đã khám phá ra năm yếu tố phổ biến quyết định một cuộc sống hạnh phúc, mà không lệ thuộc vào bối cảnh đặc thù của quốc gia và sự khác biệt về văn hóa.
Gallup đã tiến hành một cuộc nghiên cứu mang tính toàn cầu ở hơn 150 quốc gia để nhận định sâu hơn về hạnh phúc của hơn 98% dân số thế giới. Từ Afghanistan đến Zimbabwe, chúng tôi đã đặt ra hàng trăm câu hỏi về sức khỏe, sự giàu có, các mối quan hệ, công việc và đời sống cộng đồng, rồi đem so sánh kết quả này với cách họ trải nghiệm cuộc sống hàng ngày cũng như đánh giá chất lượng sống nói chung.
Trong cuộc nghiên cứu ban đầu, chúng tôi đã hỏi mọi người về “tương lai tốt nhất có thể” và phát hiện ra rằng khi đánh giá cuộc sống, người ta thường đưa ra hai tiêu chí chủ yếu là thu nhập và sức khỏe. Theo kết quả khảo sát, “sức khỏe dồi dào” và “của cải” là hai câu trả lời phổ biến nhất. Có lẽ bởi vì các tiêu chí này dễ đo lường và dễ theo dõi theo thời gian. Chúng ta có thể kiểm soát chiều cao, cân nặng, huyết áp và thu nhập của mình, thế nhưng lại không có tiêu chuẩn nào để đo lường chất lượng nghề nghiệp hoặc sự lành mạnh của các mối quan hệ.
Cuộc nghiên cứu đã tìm ra năm yếu tố thống kê riêng biệt. Đây là những yếu tố chung để phân biệt giữa một cuộc sống hạnh phúc và khổ đau, mô tả những lĩnh vực trong cuộc sống mà chúng ta có thể cải thiện, và đó là những điều hết sức quan trọng đối với mọi người trong từng hoàn cảnh mà chúng tôi nghiên cứu.
Năm yếu tố cốt lõi
Các yếu tố này là nền tảng của một cuộc sống an khang, hạnh phúc và đóng vai trò thiết yếu trong cuộc sống của hầu hết mọi người.
1. Niềm vui trong công việc, tức là cách bạn sử dụng thời gian, hay nói đơn giản hơn là về những gì bạn làm mỗi ngày.
2. Hạnh phúc về mặt xã hội, đề cập đến những mối quan hệ bền chặt và tình yêu cuộc sống.
3. Hài lòng về tài chính, tức là việc quản lý đời sống kinh tế một cách hiệu quả.
4. Bền vững về thể chất, cụ thể là sức khỏe và năng lượng để bạn hoàn tất công việc mỗi ngày
5. Yên vui trong đời sống cộng đồng, cảm giác về mối quan hệ của bạn với địa phương và cư dân nơi bạn sinh sống.













0 nhận xét:

Đăng nhận xét

* Like và Share